Sóng lớn ở cổ phiếu ngân hàng

Khép lại tháng 9, cổ phiếu ngành ngân hàng thể hiện xu hướng tăng điểm nhờ kỳ vọng lợi nhuận quý 3/2024 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. 

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 9/2024, VN-Index dừng tại mốc 1,287.94 điểm, tăng nhẹ 4.07 điểm, tương ứng tỷ lệ 0.3% so với tháng trước. Trong đó, cổ phiếu ngân hàng tăng điểm vượt trội hơn so với thị trường. Dữ liệu VietstockFinance cho thấy, chỉ số ngành ngân hàng tháng 9 tăng 3.21% so với tháng trước, lên mức hơn 754 điểm. 

Cổ phiếu ngân hàng nổi sóng trong tuần cuối tháng 9 nhờ kỳ vọng lợi nhuận quý 3/2024 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định.

Theo CTCK MB (MBS), tăng trưởng tín dụng quý 3/2024 được dự báo sẽ tiếp tục cải thiện so với quý 2/2024 (tăng trưởng tín dụng đạt 7.38% tính đến 17/09/2024 so với 6% cuối quý 2/2024) nhờ sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, lãi ròng của các ngân hàng niêm yết trong quý 3/2024 có thể tăng 16.5% so với cùng kỳ năm trước và là trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường.

Vốn hóa ngân hàng tăng thêm hơn 91 ngàn tỷ đồng

Trong tháng 9, giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng tăng thêm 91,095 tỷ đồng, lên gần 2.2 triệu tỷ đồng (tính đến 30/09/2024), ứng với tỷ lệ tăng 4.4% so với cuối tháng 8.

Nguồn: VietstockFinance

Động lực chính giúp vốn hóa toàn ngành ngân hàng gia tăng chủ yếu đến từ khối lượng cổ phiếu lưu hành tăng thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Dẫn đầu tốc độ tăng vốn hóa trong tháng qua là MSB (tăng 46% so với tháng trước). Trong đó, giá cổ phiếu ngân hàng tăng 13% so với tháng 8 và lượng cổ phiếu đang lưu hành tăng thêm 600 triệu cp tại ngày 12/09/2024 sau khi Ngân hàng này hoàn tất phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 30%.

Xếp thứ 2 vốn hóa tăng mạnh toàn ngành là TPBank (tăng 38% so với tháng trước) với lý do tương tự MSB. Cụ thể, giá cổ phiếu TPB tăng 15% so với tháng trước và lượng cổ phiếu đang lưu hành tăng thêm hơn 400 triệu cp tại ngày 27/09/2024 sau khi Ngân hàng này hoàn tất phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 20%.

Tháng này, nhóm nhà băng “gốc Nhà nước” tỏ ra yếu thế hơn so với nhóm ngân hàng tư nhân khi chỉ có BIDV (BID) và Vietinbank (CTG) ghi nhận vốn hóa tăng tương ứng với thị giá (lần lượt tăng 2% và 5%), còn Vietcombank chỉ giậm chân tại chỗ.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu SSBNVB là 2 mã có thị giá giảm kéo lùi vốn hóa trong tháng qua.

Nguồn: ViẹtstockFinance

Thanh khoản hồi phục

Tháng 9 có gần 240 triệu cp ngân hàng được chuyển giao mỗi ngày, tăng 39% so với tháng 8, tương đương tăng gần 67 triệu cp/ngày. Theo đó giá trị giao dịch tăng 32%, lên mức 4,921 tỷ đồng/ngày.

Nguồn: VietstockFinance

Thanh khoản nhóm cổ phiếu vua hồi phục sau 2 tháng suy yếu chủ yếu do thanh khoản của một vài nhà băng tăng phi mã so với tháng 8 như: SSB (gấp 5.2 lần), VIB (gấp 3.3 lần), PGB (gấp 2.6 lần), BAB (gấp 2.5 lần), TPBNAB cùng gấp 2 lần. Trong đó, thanh khoản cổ phiếu SSBVIB bật tăng mạnh thông qua giao dịch thỏa thuận đột biến.

Tháng này, thanh khoản cổ phiếu VPB vượt lên dẫn đầu với hơn 26 triệu cp được giao dịch khớp lệnh mỗi ngày và hơn 2 triệu cp/ngày được “sang tay”, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 29 triệu cp, tăng 57% so với tháng trước. 

Mặc dù có thanh khoản tăng bằng lần, PGB là nhà băng có thanh khoản thấp nhất chỉ với 9,772 cp được giao dịch mỗi ngày, giá trị đạt hơn 167 triệu đồng/ngày.

Nguồn: VietstockFinance

Khối ngoại bán ròng hơn 2,550 tỷ đồng

Khối ngoại bán ròng cổ phiếu vua tháng thứ 2 liên tiếp với gần 143 triệu cp ngân hàng, giá trị giao dịch lên đến 2,552 tỷ đồng. So với tháng 8, khối lượng và giá trị bán ròng lần lượt gấp 2 lần và 6.1 lần.

Nguồn: VietstockFinance

Cũng trong tháng 9, cổ phiếu TPB được nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh nhất với gần 27 triệu cp (461 tỷ đồng). Trái lại, VIB là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng lớn nhất, với gần 149 triệu cp, giá trị tương đương 2,670 tỷ đồng.

Khang Di

FILI

Nguồn: https://vietstock.vn/2024/10/song-lon-o-co-phieu-ngan-hang-830-1233402.htm

    [submission_id id-lien-he]