Mr. Pips Phó Đức Nam bị bắt, vẫn có người bị lừa trên sàn chứng khoán ảo

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua (từ ngày 9-12 đến 15-12)

Bị LỪA THAM GIA CÁC SÀN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRỰC TUYẾN

Mr. Pips Phó Đức Nam bị bắt, vẫn có người bị lừa trên sàn chứng khoán ảo- Ảnh 1.

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đưa ra cảnh báo về các vụ lừa đảo qua hình thức đầu tư tài chính trực tuyến. Ngoài vụ việc lừa đảo chấn động liên quan đến Phó Đức Nam (còn được gọi là Mr. Pips), ngày 12-12 vừa qua, một phụ nữ tại Hà Nội đã bị chiếm đoạt 9,4 tỉ đồng vì tin vào lời mời gọi đầu tư tiền ảo.

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, nạn nhân là bà T. đã kết bạn và trò chuyện qua Facebook với tài khoản có tên “Nguyễn Thị Thùy Dung”. Sau một thời gian tạo lòng tin, đối tượng này mời bà T. tham gia đầu tư tiền ảo thông qua website mcprimetrusted.com. 

Bị hấp dẫn bởi những lời quảng cáo về lợi nhuận khổng lồ, bà T. làm theo hướng dẫn, tạo tài khoản và chuyển khoản 5 tỉ đồng để “đầu tư”, hứa hẹn nhận lại 350.000 USD (tương đương 9 tỉ đồng).

Tuy nhiên, khi bà T. muốn rút tiền, đối tượng đã đưa ra các yêu cầu phi lý như nộp thêm 20% tổng số dư tài khoản (1,8 tỉ đồng) để đóng phí, 15% tiền mua bảo hiểm tiền gửi (1,6 tỉ đồng), và 3% phí chuyển nhanh (360 triệu đồng). Dù đã nộp thêm 1,2 tỉ đồng, bà T. vẫn không thể rút được bất kỳ khoản tiền nào.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo tinh vi, đặc biệt qua mạng xã hội và các sàn đầu tư tài chính trực tuyến không rõ nguồn gốc. Hãy thận trọng khi giao dịch và xác minh kỹ thông tin để tránh trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo tương tự.

Giả mạo website VinFast, Xanh SM, Vinhomes

Cục An toàn thông tin cho hay gần đây, các thương hiệu của tập đoàn VinGroup như VinFast, Xanh SM, Vinhomes đồng loạt đưa ra cảnh báo cho người dân về tình trạng giả mạo doanh nghiệp nhằm lừa đảo, đề nghị khách hàng cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân.

Mr. Pips Phó Đức Nam bị bắt, vẫn có người bị lừa trên sàn chứng khoán ảo- Ảnh 2.

Các thủ đoạn thường là giả mạo là người lao động hoặc người nắm giữ các chức vụ quản lý cấp cao hoặc cổ đông hoặc đại lý của Vinfast, Vinhomes, Xanh SM kêu gọi góp vốn đầu tư vào quỹ đầu tư, quỹ huy động vốn, quỹ phúc lợi của Vinhomes hoặc Tập đoàn Vingroup.

Hoặc lừa đảo về khả năng giới thiệu tuyển dụng vào 3 công ty trên, giới thiệu mua sản phẩm, yêu cầu nộp một số tiền ban đầu thông qua các trang web giả mạo hoặc theo hình thức khác.

Lừa đảo mua sắm trực tuyến cuối năm

Lợi dụng tâm lý “săn sale” (săn mã giảm giá, ưu đãi), các đối tượng xấu sẽ chủ động tiếp cận nạn nhân qua các email, tin nhắn khuyến mãi giả mạo từ các sàn thương mại điện tử quen thuộc như Shopee, Lazada, Tiki.

Ngoài ra, lợi dụng tính năng phân tích thói quen người dùng của các nền tảng mạng xã hội, đối tượng tạo các trang Fanpage giả mạo hoặc website giả mạo của các thương hiệu lớn để tiếp cận nạn nhân, từ đó dẫn dụ họ đặt mua với mức chiết khấu cao nhằm chiếm đoạt tài sản.

Mr. Pips Phó Đức Nam bị bắt, vẫn có người bị lừa trên sàn chứng khoán ảo- Ảnh 3.

Tập đoàn Meta cũng đã đưa ra cảnh báo đối với chiêu trò lừa đảo mua sắm trực tuyến trên các mạng xã hội như Threads, X, Facebook…

Cụ thể, đối tượng thường đưa ra các chương trình ưu đãi bằng cách sử dụng trái phép các video trên internet với lồng tiếng AI mô tả sản phẩm và khuyến cáo số lượng có hạn.

Khi phản hồi, người dùng được dẫn đến các trang web (gồm cả những trang tạo bằng dịch vụ Shopify) để mua hàng và thanh toán nhưng sẽ không bao giờ nhận được sản phẩm.

Nguồn: https://cafef.vn/mr-pips-pho-duc-nam-bi-bat-van-co-nguoi-bi-lua-tren-san-chung-khoan-ao-188241216105811856.chn

    [submission_id id-lien-he]